Recent Posts

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Hiểu biết chung về thi lấy chứng chỉ TOEFL


TOEFL (được đọc là toe-full hoặc toffle) là viết tắt của Test Of English as a Foreign Language. TOEFL là bài kiểm tra trình độ tiếng Anh (Mỹ). Bài kiểm tra này bao gồm các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
TOEFL đánh giá kỹ năng hiểu và sử dụng tiếng Anh chuẩn Mỹ của một người có đạt đến trình độ có thể sử dụng ở bậc đại học. Điểm TOEFL thường được yêu cầu khi nhập học ở hầu hết các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ. Điểm số TOEFL có giá trị trong 2 năm.


Bài thi TOEFL là thương hiệu bản quyền của Cơ quan khảo thí giáo dục (Mỹ) (Educational Testing Service – ETS) và được tổ chức trên toàn thế giới. Bài thi lần đầu được tổ chức vào năm 1964 và cho đến nay đã có gần 20 triệu thí sinh dự thi.

Các dạng thi TOEFL

1. TOEFL trên Internet (iBT)
Đây là bài thi TOEFL thế hệ mới, sử dụng Internet để chuyển đề thi từ ETS về đến trung tâm tổ chức thi. Kể từ khi được giới thiệu vào cuối năm 2005, TOEFL iBT đang từng bước thay thế hoàn toàn dạng thi trên giấy (PBT) và dạng thi trên máy tính (CBT). Kỳ thi đã được tổ chức ở các quốc gia Mỹ, Canada, Pháp, Đức và Ý vào năm 2005 và các quốc gia khác vào năm 2006.

Bài thi TOEFL kéo dài trong 4 giờ và gồm có 4 phần, đòi hỏi thí sinh phải sử dụng thành thạo 4 kỹ năng. Nội dung của bài thi tập trung vào việc sử dụng tiếng Anh trong môi trường đại học hoặc cao học. Trong khi làm bài thí sinh có thể ghi chú.

Nghe: khoảng 34-50 câu hỏi, kéo dài từ 50-90 phút.
Có hai hình thức của bài nghe: dạng bài thi dài và ngắn. Ở dạng thi dài, thí sinh sẽ phải nghe và trả lời câu hỏi cho 3 đoạn hội thoại và 6 bài giảng văn. Dạng thi ngắn gồm 2 đoạn hội thoại và 4 bài giảng.
Nội dung các bài nghe lấy trong bối cảnh của một trường đại học hay cao đẳng ở một nước nói tiếng Anh.

Nói: gồm 6 bài nói.
2 bài đầu là hình thức bài nói riêng (Independent Task) về một đề tài quen thuộc trong xã hội và sinh hoạt hằng ngày. Thí sinh có 45 giây để nói.

4 bài nói tiếp theo là bài nói tích hợp (Integrated Task). Thí sinh phải nghe một đoạn hội thoại hay một bài thuyết giảng và sau đó trả lời dựa theo câu hỏi đưa ra có liên quan đến đoạn hội thoại hay bài thuyết giảng. Ờ phần này, thí sinh có 60 giây để nói.

Đọc: cũng có hai hình thức là dài và ngắn.

dạng dài, thí sinh sẽ trả lời câu hỏi về 5 bài đọc trích từ các sách giáo khoa của trường đại học hoặc cao đẳng ở Bắc Mỹ.
 Ở dạng ngắn, thí sinh phải trả lời câu hỏi về 3 bài đọc cũng có độ dài từ 700-750 từ nhưng với thời gian ngắn hơn là 60 phút (so với 100 phút của dạng dài).

Viết: gồm 2 bài viết.
Bài thứ nhất là dạng Integrated Task. Thí sinh phải đọc một đoạn văn sau đó nghe một bài thuyết giảng rồi tóm tắt lại và nêu mối quan hệ giữa đoạn văn và bài thuyết giảng. Bài viết phải vào khoảng 150-225 từ. Thí sinh có 20 phút để viết.
Bài thứ hai là dạng Independant Task về một đề tài trong xã hội. Bài viết phải vào khoảng 300-350 từ. Thí sinh có 30 phút để viết.

2. TOEFL trên máy tính (CBT)
TOEFL trên máy tính (CBT) được tổ chức đầu tiên vào ngày 30 tháng 9 năm 2006. Bài thi cũng được chia ra làm 4 phần : nghe, cầu trúc ngữ pháp, đọc hiểu và viết. Trong lúc làm bài thí sinh không được phép ghi chú.

Phần nghe (45-70 phút).
gồm 2 dạng: thí sinh sẽ nghe những đoạn đối thoại giữa 2 hoặc nhiều người trong lớp học hoặc trong trường đại học; hoặc những mẫu đối thoại giữa sinh viên với giảng viên. Các câu hỏi thường là dạng : ai, chủ đề của câu chuyện và ở đâu.

Phần ngữ pháp (15-20 phút).
thường là dạng nhận định chỗ sai trong câu và điền từ thích hợp vào chỗ trống.

Phần đọc hiểu (70-90 phút).
Thí sinh sẽ đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi liên quan, thường là các dạng như: chủ đề của đoạn văn, các câu hỏi liên quan đến tác giả, các ý kiến được suy ra từ nội dung của đoạn văn…

Phần viết bài luận (30 phút).
Viết một bài luận về một chủ đề thông thường và nêu ra quản điểm chủ quan của thí sinh về chủ đề đó.
Bài thi TOEFL trên máy tính (CBT) được lập trình trước để mức độ khó-dễ của câu hỏi sẽ phụ thuộc vào sự trả lời của thí sinh đối với những câu hỏi trước.
Điểm số sẽ được chấm thành 3 phần theo thang điểm 0-30: nghe, đọc hiểu-ngữ pháp (gộp chung) và viết. 3 phần điểm sau đó được qui đổi thành điểm cuối cùng với thang điểm từ 0-300. Điểm viết sẽ được cho biết riêng theo thang điểm 0-6.

3. TOEFL trên giấy
Đây là dạng thi TOEFL cũ. Dạng này hầu như đã không còn được sử dụng trừ những khu vực không có điều kiện để thi iBT hoặc CBT. Cấu trúc bài thi PBT cũng tương tự như bài thi PBT chỉ có số câu hỏi nhiều hơnthang điểm rộng hơn.
Thang điểm tổng kết của TOEFL PBT là từ 310-677 và được qui đổi từ 3 cột điểm: nghe (31-68), ngữ pháp (31-68) và đọc (31-67). Khác với CBT, điểm phần viết (TWE – Test of Written English) không được tính vào điểm tổng kết mà được cho riêng biệt với thang điểm từ 0-6

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu phong phú hiện nay cho các bạn học sinh trung học, TOEFL Junior ra đời cung cấp thêm một sự lựa chọn mới cho các phụ huynh, học sinh ở bậc học này!

Tham khảo thêm các tài liệu:

  1. TOEFL CBT
  2. TOEFL IBT
  3. Full TOEFL Grammar


Những bài viết thú vị về TOEFL sẽ tiếp tục được chuyển tới các bạn trong thời gian gần nhất!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét